Đại Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
A MI TUO FO!
Những câu vấn đáp pháp đàm do HT.Tịnh Không trả lời. (1)
1/ Hỏi: Kính thưa lão pháp sư, Phật pháp lấy từ bi làm gốc, nên thường người xuất gia không mang giày da, vậy thì sao trong các chùa theo truyền thống Phật giáo Đại Thừa như Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật, Hàn Quốc đều dùng trống bằng da?
- Trả lời: Bạn không phải là người đầu tiên hỏi câu này, mà người xưa đã có thắc mắc rồi, cũng có điển tích nữa. Nhà Phật lấy: "từ bi làm gốc, nhưng phương tiện làm cửa", nói theo lý trí chứ không nói theo cảm tình. Vậy người xuất gia có thể mặc choàng bằng lông không? Được, có khai duyên. Người đã lớn tuổi, thể lực yếu đuối thì có thể, đây gọi là khai duyên. Giống như ngày trước tôi chưa xuất gia, tôi thường đến một ngôi chùa làm công quả và lão Hòa Thượng trụ trì hay mời tôi dùng cơm cùng, lúc dùng cơm xong tôi thường thấy lão Hòa Thượng uống một ly rượu, thắc mắc lắm nhưng chẳng dám hỏi, sau này tôi học với thầy Lý Bỉnh Nam thì tôi có đem việc này ra hỏi thì thầy mới giảng giải là do sức khỏe yếu nên chỉ mượn chút rượu để lưu thông máu huyết, gọi là khai duyên chứ chẳng thể gọi là phá giới, chúng ta nên hiểu như vậy! Nếu người xuất gia già yếu mặc áo choàng bằng da hay lông thì vẫn chấp nhận được, vì họ phải giữ gìn thân thể, dùng thân mình để phục vụ đại chúng, đây cũng là từ bi, da của những động vậy này đã chết rồi đem cúng dường cho pháp sư, pháp sư lại có sức khỏe đem pháp cúng dường lại cho đại chúng, thì như vậy động vật cũng có công đức! Cùng chung một đạo lý, tuy trống này làm bằng da bò, con bò này đã tạo tội nghiệp lực nặng đọa làm súc sanh, nó rất may mắn, da nó được đem căng làm trống để trong chùa, trống dùng để tán xướng Phật bảo, Pháp bảo hay đại trống dùng để cảnh tỉnh đại chúng thì công đức quả là vô lượng!
Tuy giới luật của Phật pháp rất nghiêm túc, nhưng điều luật nào cũng có khai duyên, đều không phải chết cứng, quý vị phải hiểu điều này. Cho nên có những lúc chúng ta phải uyển chuyển đó không gọi là phạm giới, phạm tội mà gọi là khai duyên.
Ví dụ như nếu bạn còn trẻ mà uống rượu, thân thể rất khỏe mạnh mà dùng rượu để vui sướng, giải sầu, ăn chơi thì đó là phạm giới. Hai việc này chẳng giống nhau phải không? Nếu bị bệnh thân thể không khỏe dùng rượu để chữa trị huyết mạch thì được, cho nên trong Phật pháp rất chặt chẽ nhưng mỗi điều luật đều có khai duyên, không phải cứng ngắt, cho nên như vậy mới biết rằng Phật pháp rất "dễ thương"- hợp tình, hợp lý, chẳng phải đặt ra là khô cứng không thể nào biến đổi, ngược lại là vô cùng uyển chuyển.
2/ Hỏi: Chúng con là phàm phu chẳng có trí huệ, có thể thỉnh sư phụ bàn về chuyện kinh tế, chiều hướng xã hội đi xuống, biến đổi, giết người, thảm sát, bỏ bom, khủng bố, kinh hãi. Và ví dụ nói về kinh tế thế giới hiện giờ...v.v... Chúng con là Phật giáo đồ tại gia nên phải làm thế nào? Làm sao tu hành?
- Trả lời: Tôi đã nói với quý vị: "chắc thật niệm Phật là tốt" đừng để ý đến chuyện thiên hạ. Tôi chẳng coi báo, chẳng xem truyền hình, chẳng nghe radio, mà chuyện gì tôi cũng biết cả. Người ta hỏi tôi chuyện gì thì tôi trả lời- thiên hạ thái bình, chẳng có gì cả, chưa đến mình thì mình hãy lo chắc thật niệm Phật chuyện gì cũng sẽ biến chuyển, Ấn Tổ đã dạy chúng ta đừng để ý những chuyện không hay, không để mắt đến những chuyện và hình ảnh xấu như thảm sát, giết người...v.v... tâm các bạn rối loạn, kinh hãi thì làm sao mà nhất tâm niệm Phật? Nếu các bạn nghĩ rằng các bạn đang sống trong kinh tế đi xuống mà các bạn vẫn an lạc, vui vẻ thì tất là thái bình, an ổn cả. Nhưng tại sao các bạn lại cảm thấy lo sợ, hoảng hốt về thế giới và tâm không an? tại vì mỗi ngày đều coi báo, coi tin tức, đó là tự các bạn chọn lấy mà! Quý vị hãy thấy những sự việc không tốt đang diễn biến thì hãy lấy đó mà cảm thấy vô thường mà tu để chuyển hóa, đừng lấy đó làm ưu tư, kinh hãi thì không làm được chuyện gì!
3/ Hỏi: Vì con đã làm chuyện ác cả nửa đời người, và làm tổn hại đến vợ, bây giờ vợ con trách và không chịu tha thứ, tuy con có ý niệm Phật và ăn năn nhưng vẫn chẳng đủ để chuộc tội, thậm chí vợ con còn gây trở ngại cho việc niệm Phật, xé rách kinh sách, con phải làm thế nào để chuộc lại lỗi lầm? và làm thế nào để cầu sanh Tịnh Độ?
- Trả lời: Bạn hiểu việc này tức là đã giác ngộ, sau khi giác ngộ thì phải nhẫn nhục chịu hoàn cảnh trước mắt, ráng làm cho được "hết thảy đều tùy duyên", giữ gìn cho tâm mình được thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ, đây tức là chân chánh tiêu nghiệp chướng. Phải biết cách tùy thuận, nếu cô ấy có phá hoại tượng Phật thì mặc kệ, xé rách Kinh sách thì cũng kệ, nhất định đừng để ý, đừng bận tâm, tự mình chuyên nhất chắc thật niệm Phật. Nếu cô ấy phản đối thì bạn niệm Phật trong tâm, đừng niệm ra tiếng, hết thảy đều phải tùy thuận chúng sanh, nếu nhanh thì trong vòng nửa năm thì sẽ thấy hiệu quả của sự chuyển hóa, nếu chậm thì nhiều nhất là ba năm hoàn cảnh này của bạn sẽ biến chuyển trở lại, nhất định sẽ được Tam Bảo gia trì. Nếu không nhẫn nhịn, cả đời bạn chẳng thể nào giải quyết được vấn đề này, Phật, Bồ Tát cũng chẳng giúp gì được, điều này rất quan trọng.
4/ Hỏi: Dạ thưa sư phụ, việc chăn gối giữa vợ chồng, có phải là người học Phật, người niệm Phật thì chẳng cần việc sinh hoạt này? Phải chăng không thể có quan hệ tình dục giữa Nam và Nữ ngoài phạm vi vợ chồng?
-Trả lời: Đức Phật dạy chúng ta sự tham ái giữa Nam và Nữ là cội gốc của sanh tử luân hồi trong lục đạo. Kinh Lăng Nghiêm nói rất tường tận, nếu chẳng đoạn tâm niệm này thì nhất định chẳng thể thoát ra khỏi luân hồi. Nếu bạn nghĩ đến nổi khổ ở lục đạo luân hồi thì tâm bạn sẽ đề cao cảnh giác. Bạn có muốn thoát ra khỏi luân hồi ngay trong đời này không? Vấn đề thực tế này được đặt ra: Bạn có chịu tiếp tục trôi lăn trong lục đạo luân hồi hay không? hay là chịu vượt thoát trong đời này? Cơ hội vượt thoát này vô cùng quý báu, hiếm có, thật rằng trong vô lượng kiếp khó gặp một lần, đời này chúng ta may mắn gặp được thì là một nhân duyên hết sức hiếm hoi, khó được, nếu bạn có thể cắn chặt răng, nhịn một chút thì sẽ thoát luân hồi, nhịn chịu chẳng được thì phải biết nổi thống khổ này to lớn vô cùng, đây là tội nghiệp.
- Đặc biệt, quan hệ tình dục giữa Nam và Nữ ngoài phạm vi vợ chồng, đây là việc phá hoại luân lý, phá hoại đạo đức xã hội, pháp luật cũng chẳng cho phép. Trong Phật gọi là "tánh tội", công thêm pháp luật thế gian, tội này quá lớn, quá nặng, chẳng đáng! Vì vậy phải suy nghĩ lỹ càng, bình tĩnh cân nhắc vấn đề này. Nếu không thể giải quyết vấn đề này thì bất luận bạn tu học pháp môn nào thì cũng chẳng thể thành tựu, việc này thực tế rành rành.
- Trong Mật Tông có "Pháp Song Tu" (tức Sư có gia đình) đây là sự thật. Chúng ta có thể học hay không? Nếu chúng ta học thì ai cũng đọa địa ngục A Tỳ cả! Đây là một thường thức chúng ta cần phải biết! Vậy thì tại sao pháp sư Mật Tông học xong thì chẳng đọa địa ngục? Trên thực tế thì họ đọa hay hay chẳng đọa địa ngục thì chúng ta không biết, nói đến thì đụng chạm hay phỉ báng, chúng ta cũng không cần lo cho người khác, hay suy nghĩ là mình có công phu đến mức này hay không?
Nói một cách đúng đắn thì Mật Tông chẳng phải là pháp môn để phàm phu chúng ta tu học, kinh luận nói với chúng ta là đến khi nào mới học Mật? Đến Bát Địa Bồ Tát. Đó là cảnh giới gì? Bát Địa Bồ Tát còn gọi là Bất Động Địa, nghĩa là chẳng kể ở trong cảnh giới nào, họ có thể có "sự" nhưng chẳng có "tâm", tâm của họ cũng xem như chẳng có việc đó. Họ có thể là trong những việc này chẳng khởi tâm, chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, dường như chẳng có việc gì xảy ra; nếu bạn có thể làm như vậy được thì không sao cả; nếu trong hoàn cảnh mà bạn vẫn còn một chút xíu tham ái thì bạn vẫn phải đi trình diện ở ngục A Tỳ. Mọi người nhất định phải hiểu điểm này, phải xét xem mình có công phu đến mức đó chăng, không phải nói giỡn chơi đâu, rất quan trọng!
- Khi tôi bắt đầu học Phật, vị thầy đầu tiên của tôi là Chương Gia đại sư, thầy dạy tôi: "Mật pháp là pháp tối thượng thừa trong Phật pháp". Sau này tôi đọc kinh Hoa Nghiêm thì mới biết đây là cảnh giới của Địa Thượng Bồ Tát, là môn tu của Pháp Thân đại sĩ, chẳng phải của người thường. Kinh Hoa Nghiêm nói "Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại" tức là pháp giới chẳng có chướng ngại. Còn ngày nay thì có người khen mình vài câu là vui vẻ, mắng mình vài câu là khó chịu, hận thù... thế là hỏng rồi! Vậy thì chẳng phải cảnh giới của mình, vẫn còn chướng ngại. Thế thì chúng ta chưa đủ để học, nếu không còn chướng ngại thì quý bạn muốn "pháp song tu" cũng được, cho nên quý bạn biết đây không phải là cảnh giới của mình, mà là cảnh giới của Bát Địa Bồ Tát.
Những câu vấn đáp pháp đàm do HT.Tịnh Không trả lời. (2 )
1/ Hỏi: Kính thưa lão sư phụ, vị đồng tu này nói là ông chuyên vẽ hoa sen, vừa vẽ hoa vừa niệm Phật, hy vọng là sẽ không bị bệnh khổ lúc qua đời, có cần làm thêm phương pháp nào nữa không? hay có cần thay đổi thái độ tu học hay không thưa sư phụ?
- Trả lời: Vẽ hoa sen, mỗi ngày tưởng Phật, như vậy là rất tốt. Nếu hy vọng tương lai vãng sanh sẽ dự biết được ngày giờ ra đi, không bị bệnh khổ thì lại là một chuyện khác hẳn. Tại sao người ta có thể ra đi một cách tự tại? Vì nghiệp chướng của họ đã tiêu trừ. Nếu nghiệp chướng của bạn chưa tiêu trừ hết, lúc lâm chung sẽ có bệnh khổ, chúng ta phải biết chuyện này. Làm thế nào để tiêu trừ hết nghiệp chướng? Thì phải phá sạch hết ngã chấp thì sẽ tiêu trừ hết nghiệp chướng. Bất cứ chuyện gì, đặc biệt là chuyện tiếp xúc với đại chúng, "không nên chấp trước thành kiến của mình" phải biết "tùy duyên" . Chỉ cần việc này không chướng ngại quá mức thì tùy duyên được rồi, đừng chấp trước vào thành kiến của mình.
- Chúng ta luôn luôn nghĩ mình phải tiêu trừ nghiệp chướng. Phải quét sạch hết những vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đặc biệt là những thứ "thị, phi, nhân-ngã, tham, sân, si, mạn", trong tâm chẳng nên sanh trưởng những tâm niệm này thì bạn có thể tự tại vãng sanh. Nếu còn những thứ này thì rất phiền phức, cho dù bạn tu giỏi cách mấy thì đến lúc lâm chung cũng nguy hiểm lắm, cũng không nắm chắc là có thể tự tại vãng sanh. Bạn hãy xem những người nào ra đi rất tự tại, có tự tin, tâm địa thanh tịnh, họ thiệt là mảy trần chẳng nhiễm! Đừng nói là thế pháp phải buông xả, ngay cả Phật pháp cũng phải buông xả hết, các bạn phải biết chuyện này nghen!
Hiện nay tôi đã lớn tuổi rồi, không còn mấy năm nữa đâu, tôi phải chăm sóc cho quý vị, thương mến quý vị, khuyến khích quý vị tu học. Quý vị phải tuyệt đối xả bỏ những ý niệm phân biệt, chấp trước, tham, sân, si.... Phải làm việc hướng thiện, tâm nghĩ thiện thì sẽ không cản trở tâm thanh tịnh của quý vị, như vậy mới là đúng.
2/ Hỏi: Thưa sư phụ, mỗi ngày con đều đến đạo tràng để làm việc công quả, như vậy có kể là "quảng doanh chúng vụ" (rộng lo các việc của đại chúng) hay không?
- Trả lời: Không sai! Đúng là "quảng doanh chúng vụ". Nếu bạn xem rõ ý nghĩa trong kinh điển, thâm nhập thêm một tầng, mỗi ngày đến đạo tràng làm công quả nhưng trong tâm dường như không có việc này thì đó chẳng là "quảng doanh chúng vụ", đó là tích lũy công đức, như vậy thì sẽ khác hoàn toàn. Nếu nghĩ việc làm công quả ở đạo tràng thành công việc của mình, kia là đạo tràng của người khác, mình nhất định phải làm sao để vượt hơn họ, như vậy thì bạn đã "quảng doanh chúng vụ" rồi! Nếu bạn làm nhưng giống như không làm thì bạn tích lũy công đức, đúng như câu nói: " sai một ly, đi một dặm".
Thế nên bạn phải thể hội một cách kỹ càng những lời Phật dạy trong kinh, đừng hiểu sai.Chư Phật, Bồ Tát ứng hóa trong thế gian giống như đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh thuyết pháp ròng rã bốn mươi chín năm, không hề nghĩ ngơi! Ngài có "quảng doanh chúng vụ" hay không? Nếu ngài giữ tâm niệm "Phật pháp cao minh hơn hết thảy ngoại đạo, tôi phải hàng phục ngoại đạo, tôi phải xuất chúng, mọi người trên thế gian đều phải la đệ tử của tôi", thế thì ngài đã "quảng doanh chúng vụ" . Thái độ của người ta là "làm dường như không làm", không làm mà làm.
Trong Kinh Kim Cang đức Phật Thích Ca nói cả đời ngài chẳng nói một câu nào, chẳng nói một chữ nào, ai nói "Phật thuyết pháp" tức là báng Phật. Chẳng nói một câu pháp nào cả,nói suốt bốn mươi chín năm, đây gọi là "nói mà không nói". "Nói" là từ bi, lo lắng, thương mến, giúp đỡ cả thảy chúng sanh, "không nói" tức là trong tâm đích thực chẳng khởi tâm động niệm, chẳng có phân biệt, chấp trước. Từ trong nội tâm của ngài thì một chữ cũng chẳng nói.
Vậy thì sao ngài lại giảng đạo? Đó là vì hết thảy chúng sinh cảm ứng đạo giao. Nếu bạn còn chưa hiểu thì hãy lấy ví dụ cái khánh, chúng ta gõ một cái nó sẽ vang lên âm thanh, gõ mạnh một cái thì nó sẽ kêu lớn hơn. Bạn sẽ hỏi: nó có vang lên âm thanh không? Nếu nó vang lên âm thanh thì không gõ nó vẫn vang lên âm thanh chứ! Chư Phật, Bồ Tát thuyết pháp lợi sanh cũng giống như bạn làm công quả, cũng giống như cái chuông cảm ứng đạo giao; khi nào họ cần thì mình giúp đỡ họ, bản thân mình chẳng khởi tâm động niệm như vậy mới là tích lũy công đức. Nếu mình làm xong thì liền nghĩ đến "công đức" thì là "quảng doanh chúng vụ" rồi! Lúc khởi tâm động niệm, trong tâm của bạn đã có tướng chúng sanh, tướng thọ giả, đã có tham, sân, si, mạn; đó là "quảng doanh chúng vụ" phải thể hội việc này mới được .
Những câu vấn đáp pháp đàm do HT.Tịnh Không trả lời. (1)
1/ Hỏi: Kính thưa lão pháp sư, Phật pháp lấy từ bi làm gốc, nên thường người xuất gia không mang giày da, vậy thì sao trong các chùa theo truyền thống Phật giáo Đại Thừa như Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật, Hàn Quốc đều dùng trống bằng da?
- Trả lời: Bạn không phải là người đầu tiên hỏi câu này, mà người xưa đã có thắc mắc rồi, cũng có điển tích nữa. Nhà Phật lấy: "từ bi làm gốc, nhưng phương tiện làm cửa", nói theo lý trí chứ không nói theo cảm tình. Vậy người xuất gia có thể mặc choàng bằng lông không? Được, có khai duyên. Người đã lớn tuổi, thể lực yếu đuối thì có thể, đây gọi là khai duyên. Giống như ngày trước tôi chưa xuất gia, tôi thường đến một ngôi chùa làm công quả và lão Hòa Thượng trụ trì hay mời tôi dùng cơm cùng, lúc dùng cơm xong tôi thường thấy lão Hòa Thượng uống một ly rượu, thắc mắc lắm nhưng chẳng dám hỏi, sau này tôi học với thầy Lý Bỉnh Nam thì tôi có đem việc này ra hỏi thì thầy mới giảng giải là do sức khỏe yếu nên chỉ mượn chút rượu để lưu thông máu huyết, gọi là khai duyên chứ chẳng thể gọi là phá giới, chúng ta nên hiểu như vậy! Nếu người xuất gia già yếu mặc áo choàng bằng da hay lông thì vẫn chấp nhận được, vì họ phải giữ gìn thân thể, dùng thân mình để phục vụ đại chúng, đây cũng là từ bi, da của những động vậy này đã chết rồi đem cúng dường cho pháp sư, pháp sư lại có sức khỏe đem pháp cúng dường lại cho đại chúng, thì như vậy động vật cũng có công đức! Cùng chung một đạo lý, tuy trống này làm bằng da bò, con bò này đã tạo tội nghiệp lực nặng đọa làm súc sanh, nó rất may mắn, da nó được đem căng làm trống để trong chùa, trống dùng để tán xướng Phật bảo, Pháp bảo hay đại trống dùng để cảnh tỉnh đại chúng thì công đức quả là vô lượng!
Tuy giới luật của Phật pháp rất nghiêm túc, nhưng điều luật nào cũng có khai duyên, đều không phải chết cứng, quý vị phải hiểu điều này. Cho nên có những lúc chúng ta phải uyển chuyển đó không gọi là phạm giới, phạm tội mà gọi là khai duyên.
Ví dụ như nếu bạn còn trẻ mà uống rượu, thân thể rất khỏe mạnh mà dùng rượu để vui sướng, giải sầu, ăn chơi thì đó là phạm giới. Hai việc này chẳng giống nhau phải không? Nếu bị bệnh thân thể không khỏe dùng rượu để chữa trị huyết mạch thì được, cho nên trong Phật pháp rất chặt chẽ nhưng mỗi điều luật đều có khai duyên, không phải cứng ngắt, cho nên như vậy mới biết rằng Phật pháp rất "dễ thương"- hợp tình, hợp lý, chẳng phải đặt ra là khô cứng không thể nào biến đổi, ngược lại là vô cùng uyển chuyển.
2/ Hỏi: Chúng con là phàm phu chẳng có trí huệ, có thể thỉnh sư phụ bàn về chuyện kinh tế, chiều hướng xã hội đi xuống, biến đổi, giết người, thảm sát, bỏ bom, khủng bố, kinh hãi. Và ví dụ nói về kinh tế thế giới hiện giờ...v.v... Chúng con là Phật giáo đồ tại gia nên phải làm thế nào? Làm sao tu hành?
- Trả lời: Tôi đã nói với quý vị: "chắc thật niệm Phật là tốt" đừng để ý đến chuyện thiên hạ. Tôi chẳng coi báo, chẳng xem truyền hình, chẳng nghe radio, mà chuyện gì tôi cũng biết cả. Người ta hỏi tôi chuyện gì thì tôi trả lời- thiên hạ thái bình, chẳng có gì cả, chưa đến mình thì mình hãy lo chắc thật niệm Phật chuyện gì cũng sẽ biến chuyển, Ấn Tổ đã dạy chúng ta đừng để ý những chuyện không hay, không để mắt đến những chuyện và hình ảnh xấu như thảm sát, giết người...v.v... tâm các bạn rối loạn, kinh hãi thì làm sao mà nhất tâm niệm Phật? Nếu các bạn nghĩ rằng các bạn đang sống trong kinh tế đi xuống mà các bạn vẫn an lạc, vui vẻ thì tất là thái bình, an ổn cả. Nhưng tại sao các bạn lại cảm thấy lo sợ, hoảng hốt về thế giới và tâm không an? tại vì mỗi ngày đều coi báo, coi tin tức, đó là tự các bạn chọn lấy mà! Quý vị hãy thấy những sự việc không tốt đang diễn biến thì hãy lấy đó mà cảm thấy vô thường mà tu để chuyển hóa, đừng lấy đó làm ưu tư, kinh hãi thì không làm được chuyện gì!
3/ Hỏi: Vì con đã làm chuyện ác cả nửa đời người, và làm tổn hại đến vợ, bây giờ vợ con trách và không chịu tha thứ, tuy con có ý niệm Phật và ăn năn nhưng vẫn chẳng đủ để chuộc tội, thậm chí vợ con còn gây trở ngại cho việc niệm Phật, xé rách kinh sách, con phải làm thế nào để chuộc lại lỗi lầm? và làm thế nào để cầu sanh Tịnh Độ?
- Trả lời: Bạn hiểu việc này tức là đã giác ngộ, sau khi giác ngộ thì phải nhẫn nhục chịu hoàn cảnh trước mắt, ráng làm cho được "hết thảy đều tùy duyên", giữ gìn cho tâm mình được thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ, đây tức là chân chánh tiêu nghiệp chướng. Phải biết cách tùy thuận, nếu cô ấy có phá hoại tượng Phật thì mặc kệ, xé rách Kinh sách thì cũng kệ, nhất định đừng để ý, đừng bận tâm, tự mình chuyên nhất chắc thật niệm Phật. Nếu cô ấy phản đối thì bạn niệm Phật trong tâm, đừng niệm ra tiếng, hết thảy đều phải tùy thuận chúng sanh, nếu nhanh thì trong vòng nửa năm thì sẽ thấy hiệu quả của sự chuyển hóa, nếu chậm thì nhiều nhất là ba năm hoàn cảnh này của bạn sẽ biến chuyển trở lại, nhất định sẽ được Tam Bảo gia trì. Nếu không nhẫn nhịn, cả đời bạn chẳng thể nào giải quyết được vấn đề này, Phật, Bồ Tát cũng chẳng giúp gì được, điều này rất quan trọng.
4/ Hỏi: Dạ thưa sư phụ, việc chăn gối giữa vợ chồng, có phải là người học Phật, người niệm Phật thì chẳng cần việc sinh hoạt này? Phải chăng không thể có quan hệ tình dục giữa Nam và Nữ ngoài phạm vi vợ chồng?
-Trả lời: Đức Phật dạy chúng ta sự tham ái giữa Nam và Nữ là cội gốc của sanh tử luân hồi trong lục đạo. Kinh Lăng Nghiêm nói rất tường tận, nếu chẳng đoạn tâm niệm này thì nhất định chẳng thể thoát ra khỏi luân hồi. Nếu bạn nghĩ đến nổi khổ ở lục đạo luân hồi thì tâm bạn sẽ đề cao cảnh giác. Bạn có muốn thoát ra khỏi luân hồi ngay trong đời này không? Vấn đề thực tế này được đặt ra: Bạn có chịu tiếp tục trôi lăn trong lục đạo luân hồi hay không? hay là chịu vượt thoát trong đời này? Cơ hội vượt thoát này vô cùng quý báu, hiếm có, thật rằng trong vô lượng kiếp khó gặp một lần, đời này chúng ta may mắn gặp được thì là một nhân duyên hết sức hiếm hoi, khó được, nếu bạn có thể cắn chặt răng, nhịn một chút thì sẽ thoát luân hồi, nhịn chịu chẳng được thì phải biết nổi thống khổ này to lớn vô cùng, đây là tội nghiệp.
- Đặc biệt, quan hệ tình dục giữa Nam và Nữ ngoài phạm vi vợ chồng, đây là việc phá hoại luân lý, phá hoại đạo đức xã hội, pháp luật cũng chẳng cho phép. Trong Phật gọi là "tánh tội", công thêm pháp luật thế gian, tội này quá lớn, quá nặng, chẳng đáng! Vì vậy phải suy nghĩ lỹ càng, bình tĩnh cân nhắc vấn đề này. Nếu không thể giải quyết vấn đề này thì bất luận bạn tu học pháp môn nào thì cũng chẳng thể thành tựu, việc này thực tế rành rành.
- Trong Mật Tông có "Pháp Song Tu" (tức Sư có gia đình) đây là sự thật. Chúng ta có thể học hay không? Nếu chúng ta học thì ai cũng đọa địa ngục A Tỳ cả! Đây là một thường thức chúng ta cần phải biết! Vậy thì tại sao pháp sư Mật Tông học xong thì chẳng đọa địa ngục? Trên thực tế thì họ đọa hay hay chẳng đọa địa ngục thì chúng ta không biết, nói đến thì đụng chạm hay phỉ báng, chúng ta cũng không cần lo cho người khác, hay suy nghĩ là mình có công phu đến mức này hay không?
Nói một cách đúng đắn thì Mật Tông chẳng phải là pháp môn để phàm phu chúng ta tu học, kinh luận nói với chúng ta là đến khi nào mới học Mật? Đến Bát Địa Bồ Tát. Đó là cảnh giới gì? Bát Địa Bồ Tát còn gọi là Bất Động Địa, nghĩa là chẳng kể ở trong cảnh giới nào, họ có thể có "sự" nhưng chẳng có "tâm", tâm của họ cũng xem như chẳng có việc đó. Họ có thể là trong những việc này chẳng khởi tâm, chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, dường như chẳng có việc gì xảy ra; nếu bạn có thể làm như vậy được thì không sao cả; nếu trong hoàn cảnh mà bạn vẫn còn một chút xíu tham ái thì bạn vẫn phải đi trình diện ở ngục A Tỳ. Mọi người nhất định phải hiểu điểm này, phải xét xem mình có công phu đến mức đó chăng, không phải nói giỡn chơi đâu, rất quan trọng!
- Khi tôi bắt đầu học Phật, vị thầy đầu tiên của tôi là Chương Gia đại sư, thầy dạy tôi: "Mật pháp là pháp tối thượng thừa trong Phật pháp". Sau này tôi đọc kinh Hoa Nghiêm thì mới biết đây là cảnh giới của Địa Thượng Bồ Tát, là môn tu của Pháp Thân đại sĩ, chẳng phải của người thường. Kinh Hoa Nghiêm nói "Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại" tức là pháp giới chẳng có chướng ngại. Còn ngày nay thì có người khen mình vài câu là vui vẻ, mắng mình vài câu là khó chịu, hận thù... thế là hỏng rồi! Vậy thì chẳng phải cảnh giới của mình, vẫn còn chướng ngại. Thế thì chúng ta chưa đủ để học, nếu không còn chướng ngại thì quý bạn muốn "pháp song tu" cũng được, cho nên quý bạn biết đây không phải là cảnh giới của mình, mà là cảnh giới của Bát Địa Bồ Tát.
Những câu vấn đáp pháp đàm do HT.Tịnh Không trả lời. (2 )
1/ Hỏi: Kính thưa lão sư phụ, vị đồng tu này nói là ông chuyên vẽ hoa sen, vừa vẽ hoa vừa niệm Phật, hy vọng là sẽ không bị bệnh khổ lúc qua đời, có cần làm thêm phương pháp nào nữa không? hay có cần thay đổi thái độ tu học hay không thưa sư phụ?
- Trả lời: Vẽ hoa sen, mỗi ngày tưởng Phật, như vậy là rất tốt. Nếu hy vọng tương lai vãng sanh sẽ dự biết được ngày giờ ra đi, không bị bệnh khổ thì lại là một chuyện khác hẳn. Tại sao người ta có thể ra đi một cách tự tại? Vì nghiệp chướng của họ đã tiêu trừ. Nếu nghiệp chướng của bạn chưa tiêu trừ hết, lúc lâm chung sẽ có bệnh khổ, chúng ta phải biết chuyện này. Làm thế nào để tiêu trừ hết nghiệp chướng? Thì phải phá sạch hết ngã chấp thì sẽ tiêu trừ hết nghiệp chướng. Bất cứ chuyện gì, đặc biệt là chuyện tiếp xúc với đại chúng, "không nên chấp trước thành kiến của mình" phải biết "tùy duyên" . Chỉ cần việc này không chướng ngại quá mức thì tùy duyên được rồi, đừng chấp trước vào thành kiến của mình.
- Chúng ta luôn luôn nghĩ mình phải tiêu trừ nghiệp chướng. Phải quét sạch hết những vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đặc biệt là những thứ "thị, phi, nhân-ngã, tham, sân, si, mạn", trong tâm chẳng nên sanh trưởng những tâm niệm này thì bạn có thể tự tại vãng sanh. Nếu còn những thứ này thì rất phiền phức, cho dù bạn tu giỏi cách mấy thì đến lúc lâm chung cũng nguy hiểm lắm, cũng không nắm chắc là có thể tự tại vãng sanh. Bạn hãy xem những người nào ra đi rất tự tại, có tự tin, tâm địa thanh tịnh, họ thiệt là mảy trần chẳng nhiễm! Đừng nói là thế pháp phải buông xả, ngay cả Phật pháp cũng phải buông xả hết, các bạn phải biết chuyện này nghen!
Hiện nay tôi đã lớn tuổi rồi, không còn mấy năm nữa đâu, tôi phải chăm sóc cho quý vị, thương mến quý vị, khuyến khích quý vị tu học. Quý vị phải tuyệt đối xả bỏ những ý niệm phân biệt, chấp trước, tham, sân, si.... Phải làm việc hướng thiện, tâm nghĩ thiện thì sẽ không cản trở tâm thanh tịnh của quý vị, như vậy mới là đúng.
2/ Hỏi: Thưa sư phụ, mỗi ngày con đều đến đạo tràng để làm việc công quả, như vậy có kể là "quảng doanh chúng vụ" (rộng lo các việc của đại chúng) hay không?
- Trả lời: Không sai! Đúng là "quảng doanh chúng vụ". Nếu bạn xem rõ ý nghĩa trong kinh điển, thâm nhập thêm một tầng, mỗi ngày đến đạo tràng làm công quả nhưng trong tâm dường như không có việc này thì đó chẳng là "quảng doanh chúng vụ", đó là tích lũy công đức, như vậy thì sẽ khác hoàn toàn. Nếu nghĩ việc làm công quả ở đạo tràng thành công việc của mình, kia là đạo tràng của người khác, mình nhất định phải làm sao để vượt hơn họ, như vậy thì bạn đã "quảng doanh chúng vụ" rồi! Nếu bạn làm nhưng giống như không làm thì bạn tích lũy công đức, đúng như câu nói: " sai một ly, đi một dặm".
Thế nên bạn phải thể hội một cách kỹ càng những lời Phật dạy trong kinh, đừng hiểu sai.Chư Phật, Bồ Tát ứng hóa trong thế gian giống như đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh thuyết pháp ròng rã bốn mươi chín năm, không hề nghĩ ngơi! Ngài có "quảng doanh chúng vụ" hay không? Nếu ngài giữ tâm niệm "Phật pháp cao minh hơn hết thảy ngoại đạo, tôi phải hàng phục ngoại đạo, tôi phải xuất chúng, mọi người trên thế gian đều phải la đệ tử của tôi", thế thì ngài đã "quảng doanh chúng vụ" . Thái độ của người ta là "làm dường như không làm", không làm mà làm.
Trong Kinh Kim Cang đức Phật Thích Ca nói cả đời ngài chẳng nói một câu nào, chẳng nói một chữ nào, ai nói "Phật thuyết pháp" tức là báng Phật. Chẳng nói một câu pháp nào cả,
Vậy thì sao ngài lại giảng đạo? Đó là vì hết thảy chúng sinh cảm ứng đạo giao. Nếu bạn còn chưa hiểu thì hãy lấy ví dụ cái khánh, chúng ta gõ một cái nó sẽ vang lên âm thanh, gõ mạnh một cái thì nó sẽ kêu lớn hơn. Bạn sẽ hỏi: nó có vang lên âm thanh không? Nếu nó vang lên âm thanh thì không gõ nó vẫn vang lên âm thanh chứ! Chư Phật, Bồ Tát thuyết pháp lợi sanh cũng giống như bạn làm công quả, cũng giống như cái chuông cảm ứng đạo giao; khi nào họ cần thì mình giúp đỡ họ, bản thân mình chẳng khởi tâm động niệm như vậy mới là tích lũy công đức. Nếu mình làm xong thì liền nghĩ đến "công đức" thì là "quảng doanh chúng vụ" rồi! Lúc khởi tâm động niệm, trong tâm của bạn đã có tướng chúng sanh, tướng thọ giả, đã có tham, sân, si, mạn; đó là "quảng doanh chúng vụ" phải thể hội việc này mới được .